Theo báo cáo của Cục Đầu tư nước ngoài, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, tính chung trong 8 tháng năm 2017, tổng vốn FDI đăng ký cấp mới, tăng thêm và góp vốn, mua cổ phần là 23,36 tỉ USD, tăng 45,1% so với cùng kỳ năm 2016.

8 tháng đầu năm giải ngân 10,3 tỉ USD vốn FDI

Trí Lâm | 28/08/2017, 11:00

Theo báo cáo của Cục Đầu tư nước ngoài, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, tính chung trong 8 tháng năm 2017, tổng vốn FDI đăng ký cấp mới, tăng thêm và góp vốn, mua cổ phần là 23,36 tỉ USD, tăng 45,1% so với cùng kỳ năm 2016.

Ước tính đến ngày 20.8.2017, các dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài đã giải ngân được 10,3 tỉ USD, tăng 5,1% so với cùng kỳ năm 2016.

Tính đến ngày 20.8.2017, cả nước có 1.624 dự án mới được cấp Giấy chứng nhận đầu tư với tổng vốn đăng ký 13,45 tỉ USD, tăng 37,4% so với cùng kỳ năm 2016.

Có 773 lượt dự án đăng ký điều chỉnh vốn đầu tư với tổng vốn đăng ký tăng thêm 6,4 tỉ USD, tăng 40,2% so với cùng kỳ năm 2016, và 3.374 lượt góp vốn, mua cổ phần của nhà đầu tư nước ngoài với tổng giá trị góp vốn 3,5 tỉ USD, tăng 101,3% so với cùng kỳ 2016.

Về lĩnh vực đầu tư, nhà đầu tư nước ngoài đã đầu tư vào 18 ngành lĩnh vực, trong đó công nghiệp chế biến, chế tạo là lĩnh vực thu hút được nhiều sự quan tâm của nhà đầu tư nước ngoài nhất với tổng số vốn 11,69 tỉ USD, chiếm 50% tổng vốn đầu tư đăng ký.

Lĩnh vực sản xuất, phân phối điện đứng thứ hai với tổng vốn đầu tư 5,36 tỉ USD, chiếm 22,9% tổng vốn đầu tư. Đứng thứ ba là lĩnh vực khai khoáng với tổng vốn đầu tư đăng ký 1,28 tỉ USD, chiếm 5,5% tổng vốn đầu tư đăng ký.

Theo đối tác đầu tư, có 98 quốc gia và vùng lãnh thổ có dự án đầu tư tại Việt Nam, trong đó Hàn Quốc đứng đầu với tổng vốn đầu tư 6,02 tỉ USD, chiếm 25,7% tổng vốn đầu tư. Nhật Bản đứng thứ hai với tổng vốn đầu tư đăng ký 5,74 tỉ USD, chiếm 24,58% tổng vốn đầu tư vào Việt Nam. Singapore đứng thứ ba với tổng vốn đầu tư đăng ký 3,92 tỉ USD, chiếm 16,8% tổng vốn đầu tư.

Theo địa bàn đầu tư, nhà đầu tư nước ngoài đã đầu tư vào 58 tỉnh thành phố, trong đó Thành phố Hồ Chí Minh là địa phương thu hút nhiều vốn đầu tư nước ngoài nhất với tổng số vốn đăng ký 3,3 tỉ USD, chiếm 14,1% tổng vốn đầu tư. Thanh Hóa đứng thứ hai với tổng vốn đăng ký 3,06 tỉ USD, chiếm 13,1% tổng vốn đầu tư. Bắc Ninh đứng thứ ba với tổng số vốn đăng ký 3,05 tỉ USD chiếm 13% tổng vốn đầu tư.

Hoài Phong
Bài liên quan
Bay dễ dàng cùng Vietjet trên các đường bay kết nối Thanh Hóa với Đà Lạt, Buôn Ma Thuột, Cần Thơ
Đáp ứng nhu cầu di chuyển của người dân và du khách trong giai đoạn sân bay Vinh (Nghệ An) tạm đóng cửa, Vietjet mở loạt ba đường bay mới kết nối Thanh Hóa với các điểm đến du lịch, kinh tế trọng điểm Đà Lạt, Buôn Ma Thuột và Cần Thơ; đồng thời tăng tần suất trên đường bay Thanh Hóa - TP.Hồ Chí Minh thêm 4 chuyến mỗi ngày.

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
5 luật đột phá về KH-CN góp phần đưa Việt Nam trở thành quốc gia hùng cường
3 giờ trước Khoa học - công nghệ
Bộ Khoa học - Công nghệ cho biết 5 luật mới được thông qua góp phần thiết lập đầy đủ hành lang pháp lý cho hoạt động khoa học - công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
8 tháng đầu năm giải ngân 10,3 tỉ USD vốn FDI