Hãng tin TASS dẫn một nguồn tin quân sự ngày 8.7 cho biết nguyên mẫu máy bay không người lái hạng nặng (UAV) Okhotnik, được phát triển bởi Công ty Sukhoi, sẽ bắt đầu các chuyến bay thử nghiệm trong năm 2018.

UAV tấn công hạng nặng của Nga sẽ bay thử trong năm nay

Cẩm Bình | 09/07/2018, 11:22

Hãng tin TASS dẫn một nguồn tin quân sự ngày 8.7 cho biết nguyên mẫu máy bay không người lái hạng nặng (UAV) Okhotnik, được phát triển bởi Công ty Sukhoi, sẽ bắt đầu các chuyến bay thử nghiệm trong năm 2018.

Theo nguồn tin, “công tác chuẩn bị (được tiến hành tại nhà máy Chkalov) đang bước vào giai đoạn cuối. Cụ thể, một nguyên mẫu máy bay đã được tạo ra và sẽ có chuyến bay thử nghiệm đầu tiên vào năm nay”.

Giới chức Moscow từ chối bình luận về thông tin này. Nhiều nguồn tin khác tiết lộ Bộ Quốc phòng Nga đã ký hợp đồng phát triển Okhotnik (trọng tải20 tấn) với Công ty Sukhoi năm 2011. Ba năm sau, một mô hình của UAV này được tạo ra cho mục đích thử nghiệm trên mặt đất.

Một số dữ liệu không chính thức cho thấy Okhotnik là loại UAV thân- cánh liền khối (flying wing), dùng vật liệu tổng hợp, có lớp phủ tàng hình, một động cơ và có thể bay với vận tốc lên đến 1.000 km/giờ.

Theo Denis Fedutinov, tổng biên tập tạp chí Bespilotnaya Aviatsiya chuyên về UAV, tin rằng Moscow đang phát triển một loại máy bay không người lái tương tự của nước ngoài, như chiếc X-47B (sản phẩm của Northrop Grumman) hay Phantom Bay (Boeing).

X-47B của Mỹ là UAV đầu tiên được thiết kế để có thể cất cánh từ tàu sân bay - Ảnh: Twitter

“Okhotnik có lẽ được thiết kế để thực hiện các nhiệm vụ như nhiều UAV khác, bao gồm phá hủy hệ thống phòng không địch, thông tin liên lạc, trạm kiểm soát-chỉ huy trong một vài tình huống cần thiết”, theo tổng biên tập Fedutinov.

Những chiếc UAV tương tự của Mỹ dù đã tiến hành bay thử vào năm 2011, nhưng đến nay chúng vẫn chỉ là nguyên mẫu, chưa thể đưa vào sản xuất hàng loạt vì công nghệ (chủ yếu ở chế độ tự hoạt động) chưa hoàn thiện. Do đó, Tổng biên tập Fedutinov nhận định: “Không thể loại trừ khả năng Okhotnik chỉ là bản thử nghiệm để xây dựng công nghệ ứng dụng cho những UAV sau này”.

Cẩm Bình (theo TASS)
Bài liên quan
Khinh hạm lớp Talwar cuối cùng do Nga chế tạo cho Ấn Độ có gì đặc biệt?
Nga vừa bàn giao chiếc khinh hạm lớp Talwar thứ 8 cho hải quân Ấn Độ trong khuôn khổ chương trình hợp tác quốc phòng giữa hai nước.

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Vỏ sầu riêng - 'mỏ vàng' chưa được quan tâm đúng mức
3 giờ trước Bảo vệ môi trường
Theo thông tin từ Bộ Nông nghiệp và Môi trường, tính đến năm 2023, cả nước có khoảng 150.000ha trồng sầu riêng, trong đó, diện tích cho thu hoạch khoảng 76.000ha, và sản lượng đạt gần 1,2 triệu tấn. Với sản lượng này, mỗi năm sầu riêng Việt Nam có khả năng thải ra môi trường hơn 800.000 tấn vỏ. Vỏ sầu riêng vừa là rác thải gây hại cho môi trường nhưng cũng là "mỏ vàng" nếu được quan tâm đúng mức.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
UAV tấn công hạng nặng của Nga sẽ bay thử trong năm nay