Lực lượng bảo vệ bờ biển Nhật Bản (JCG) cho biết một tàu nghiên cứu hàng hải Trung Quốc hôm 7.1 bị phát hiện đang hạ đường ống xuống lãnh hải thuộc vùng đặc quyền kinh tế (EEZ) của Nhật Bản, cách đảo Okinawa khoảng 340 km về phía Nam.

Trung Quốc ngang nhiên đặt đường ống trong vùng biển Nhật

Một Thế Giới | 07/01/2016, 19:02

Lực lượng bảo vệ bờ biển Nhật Bản (JCG) cho biết một tàu nghiên cứu hàng hải Trung Quốc hôm 7.1 bị phát hiện đang hạ đường ống xuống lãnh hải thuộc vùng đặc quyền kinh tế (EEZ) của Nhật Bản, cách đảo Okinawa khoảng 340 km về phía Nam.

Đây là ngày thứ 3 liên tiếp tàu Trung Quốc, dường như đang tiến hành cuộc khảo sát tài nguyên biển, bị phát hiện trong vùng biển gần đảo Okinawa. Một tàu tuần tra của JCG kêu gọi tàu Trung Quốc chấm dứt hoạt động trên và cho đó là hành động trái phép.
Ngày 3.1, 4 tàu thuộc lực lượng bảo vệ bờ biển Trung Quốc, trong đó có một chiếc mang tháp pháo, xuất hiện gần quần đảo tranh chấp Điếu Ngư/Sensaku ở biển Hoa Đông. Khi đó, JCG có trụ sở tại Naha, tỉnh Okinawa, cảnh báo các tàu Trung Quốc không được tiến vào vùng lãnh hải nước này, đồng thời yêu cầu họ rời đi.
Ngày 26.12, một chiếc tàu của lực lượng bảo vệ bờ biển Trung Quốc trang bị vũ khí cũng được nhìn thấy đi vào vùng biển gần đảo tranh chấp.
Diễn biến mới đây khiến giới chức Nhật Bản không khỏi lo ngại rằng Trung Quốc có thể gia tăng các hoạt động trong khu vực tranh chấp ở biển Hoa Đông. Đầu năm nay, Nhật Bản cũng từng chỉ trích Trung Quốc thăm dò dầu khí ở biển Hoa Đông, công khai những hình ảnh trực tuyến về các giàn khoan và thiết bị khác của Trung Quốc.
X.Mai - Người lao động
Bài liên quan
Ngôi làng lập trình viên tại ‘thung lũng AI’ của Trung Quốc
Trung Quốc đang chạy đua với thung lũng Silicon (Mỹ) để dẫn đầu thế giới về công nghệ. Hàng Châu - miền đất bệ phóng của Alibaba và DeepSeek - đang trở thành trung tâm mới cho các tài năng công nghệ và doanh nhân AI.

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Vỏ sầu riêng - 'mỏ vàng' chưa được quan tâm đúng mức
2 giờ trước Bảo vệ môi trường
Theo thông tin từ Bộ Nông nghiệp và Môi trường, tính đến năm 2023, cả nước có khoảng 150.000ha trồng sầu riêng, trong đó, diện tích cho thu hoạch khoảng 76.000ha, và sản lượng đạt gần 1,2 triệu tấn. Với sản lượng này, mỗi năm sầu riêng Việt Nam có khả năng thải ra môi trường hơn 800.000 tấn vỏ. Vỏ sầu riêng vừa là rác thải gây hại cho môi trường nhưng cũng là "mỏ vàng" nếu được quan tâm đúng mức.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Trung Quốc ngang nhiên đặt đường ống trong vùng biển Nhật