Phó thủ tướng Nguyễn Chí Dũng yêu cầu Bộ Tài chính khẩn trương hoàn thiện tờ trình xin ý kiến Bộ Chính trị về xây dựng nghị quyết về doanh nghiệp nhà nước (DNNN) trên cơ sở tổng kết Nghị quyết 12-NQ/TW.
Thị trường và chính sách

Nghiên cứu xây dựng nghị quyết của Bộ Chính trị về phát triển doanh nghiệp nhà nước

Lam Thanh 18:27 16/06/2025

Phó thủ tướng Nguyễn Chí Dũng yêu cầu Bộ Tài chính khẩn trương hoàn thiện tờ trình xin ý kiến Bộ Chính trị về xây dựng nghị quyết về doanh nghiệp nhà nước (DNNN) trên cơ sở tổng kết Nghị quyết 12-NQ/TW.

Ngày 16.6, tại trụ sở Chính phủ, Phó thủ tướng Nguyễn Chí Dũng chủ trì họp về đề án Tổng kết thực hiện Nghị quyết Trung ương 5 khóa 12 về doanh nghiệp nhà nước (Nghị quyết số 12-NQ/TW).

Báo cáo tại cuộc họp, Thứ trưởng Bộ Tài chính Nguyễn Đức Tâm cho biết theo chương trình làm việc của Bộ Chính trị, Ban Bí thư năm 2025, căn cứ Kế hoạch số 01-KH/ĐU ngày 21.2.2025 của Đảng ủy Chính phủ; Đảng ủy Bộ Tài chính được giao nhiệm vụ xây dựng đề án Tổng kết thực hiện Nghị quyết Trung ương 5 khóa 12 về doanh nghiệp nhà nước (DNNN), báo cáo Bộ Chính trị trong tháng 6.2025.

Ngày 5.6, tại công văn số 4941/VPCP-ĐMDN, Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo Bộ Tài chính chủ trì, phối hợp hoàn thiện đề án, nghiên cứu, đề xuất ban hành nghị quyết của Bộ Chính trị về phát triển DNNN để thực sự thúc đẩy, phát huy các nguồn lực của DNNN trở thành lực lượng vật chất quan trọng để thực hiện vai trò chủ đạo của kinh tế nhà nước, góp phần hiện thực hóa mục tiêu phát triển đất nước trong kỷ nguyên mới.

base64-17500644956961555450171.png
Phó thủ tướng Nguyễn Chí Dũng phát biểu

Tiếp theo, ngày 11.6, Phó thủ tướng Nguyễn Chí Dũng đã yêu cầu các bộ ngành, địa phương, doanh nghiệp cho ý kiến về hồ sơ trình của Bộ Tài chính. Hồ sơ gồm dự thảo tờ trình của Đảng ủy Chính phủ, dự thảo nghị quyết của Bộ Chính trị, và báo cáo tổng kết thực hiện Nghị quyết số 12-NQ/TW.

Phó thủ tướng Nguyễn Chí Dũng đánh giá cao Bộ Tài chính đã nỗ lực chuẩn bị tài liệu công phu trong thời gian ngắn và những ý kiến xác đáng, tâm huyết của đại biểu các bộ, địa phương, doanh nghiệp hôm nay.

"Bộ Tài chính tiếp thu đầy đủ ý kiến xác đáng của các cơ quan dự họp, khẩn trương hoàn thiện tờ trình xin ý kiến Bộ Chính trị về xây dựng nghị quyết về DNNN trên cơ sở tổng kết Nghị quyết 12-NQ/TW", Phó thủ tướng chỉ đạo.

Đáng chú ý, Phó thủ tướng đề nghị rà soát, hệ thống lại chủ trương chính sách của Đảng, Nhà nước để làm rõ vai trò, vị trí, sứ mệnh của DNNN hiện nay và trong giai đoạn tới, gắn với bối cảnh có Nghị quyết số 68-NQ/TW; đánh giá lại hệ thống văn bản quy phạm pháp luật về phát triển DNNN; cập nhật, đồng thời nghiên cứu kinh nghiệm nước ngoài, bám sát các quy định quốc tế để xây dựng mô hình quản trị DNNN minh bạch, phù hợp với thông lệ và chuẩn mực quốc tế.

"DNNN cần dẫn đầu công nghệ, góp phần đột phá năng lực cạnh tranh quốc gia", Phó thủ tướng Dũng nhấn mạnh.

Về thoái vốn DNNN, Phó thủ tướng Dũng lưu ý tư tưởng, tư duy cách tiếp cận phải đổi mới mạnh mẽ hơn; phải xác định lĩnh vực cần tập trung đầu tư, cần thoái vốn, cần phát triển; các lĩnh vực chiến lược, hạ tầng quan trọng ở đất nước phải nắm giữ; còn công nghiệp mới, công nghiệp - công nghệ - sản phẩm chiến lược phải được chú trọng.

"Đây không chỉ là vấn đề của Nhà nước đối với DNNN, không thể chỉ theo hướng một chiều, mà bản thân các DN phải chủ động tham gia và có trách nhiệm. DN là chủ thể nên cần chủ động hiến kế, góp ý, đưa ra đề xuất để hoạt động hiệu quả, để phát triển lành mạnh, đóng góp xứng đáng, dẫn dắt, tiên phong. DNNN phải nắm giữ lĩnh vực then chốt và tiên phong trong lĩnh vực mới", Phó thủ tướng Dũng đề nghị.

Trên tinh thần xây dựng nghị quyết ngắn gọn, súc tích, bám sát các chủ trưởng của Đảng, Nhà nước, Phó thủ tướng Dũng yêu cầu các nội dung công việc phải được cụ thể nhanh; cơ chế chính sách phải đủ mạnh, có tầm nhìn chiến lược, khơi thông được các điểm nghẽn, tạo sự bứt phá trong DNNN.

Bài liên quan
Thời cơ vàng để Tạp chí Một Thế Giới lan tỏa thông tin KH-CN theo tinh thần Nghị quyết 57
Nghị quyết 57 đã thắp lên "ngọn lửa" khát vọng làm chủ công nghệ của Việt Nam. Trong đó, việc lan tỏa mạnh mẽ thông tin khoa học công nghệ (KH-CN) theo tinh thần của Nghị quyết 57 là vấn đề cốt lõi.

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Vỏ sầu riêng - 'mỏ vàng' chưa được quan tâm đúng mức
3 giờ trước Bảo vệ môi trường
Theo thông tin từ Bộ Nông nghiệp và Môi trường, tính đến năm 2023, cả nước có khoảng 150.000ha trồng sầu riêng, trong đó, diện tích cho thu hoạch khoảng 76.000ha, và sản lượng đạt gần 1,2 triệu tấn. Với sản lượng này, mỗi năm sầu riêng Việt Nam có khả năng thải ra môi trường hơn 800.000 tấn vỏ. Vỏ sầu riêng vừa là rác thải gây hại cho môi trường nhưng cũng là "mỏ vàng" nếu được quan tâm đúng mức.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Nghiên cứu xây dựng nghị quyết của Bộ Chính trị về phát triển doanh nghiệp nhà nước