Ngày 23.11, sau các cuộc đàm phán thương mại, Bộ trưởng Thương mại Mỹ đã đề nghị Trung Quốc cần hành động để bảo vệ các công ty Mỹ đang bị ăn cắp bí mật thương mại.

Mỹ đòi TQ phải xử lý kiên quyết tình trạng ăn cắp bí mật thương mại

Một Thế Giới | 24/11/2015, 04:55

Ngày 23.11, sau các cuộc đàm phán thương mại, Bộ trưởng Thương mại Mỹ đã đề nghị Trung Quốc cần hành động để bảo vệ các công ty Mỹ đang bị ăn cắp bí mật thương mại.

Trong lúc vấn đề an ninh mạng đang xảy ra căng thẳng giữa hai nước Mỹ và Trung Quốc thì các cuộc đàm phán của Ủy ban Thương mại hỗn hợp Mỹ - Trung (JCCT) diễn ra ở thành phố Quảng Châu, Trung Quốc không đạt được nhiều đột phá.
Bộ trưởng Thương mại Mỹ Penny Pritzker và Đại diện Thương mại Mỹ Michael Froman cho biết sau các cuộc đàm phán vừa kết thúc rằng Trung Quốc phải làm rõ lập trường cứng rắn hơn trong việc giúp đỡ các công ty đang phải đối mặt với nạn ăn cắp bí mật thương mại.
"Chúng tôi đã nhận được những kết quả quan trọng về bí mật thương mại. Đây là nơi mà Trung Quốc phải làm rõ lập trường của họ, đó là đưa ra lệnh cấm sơ bộ, các biện pháp có ý nghĩa và những hành động bảo vệ tư pháp khác để có thể dễ dàng bắt được những kẻ có hành vi ăn cắp  bí mật thương mại. Đây thực sự là một vấn đề lớn", bà Pritzker phát biểu với Reuters trong một cuộc phỏng vấn.
Đây là một vấn đề nghiêm trọng đối với các công ty Mỹ. Các nạn nhân của hành vi ăn cắp này đều là những công ty, tập đoàn lớn như:  General Motors, Ford, DuPont, Dow Chemical, Motorola, Boeing và Cargill và nhiều công ty khác...
Trong chuyến thăm Mỹ vào tháng 9 vừa qua, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình và Tổng thống Mỹ Barack Obama đã nhất trí rằng chính phủ hai nước đều không cố ý bảo vệ hành vi ăn cắp thương mại của công ty ngoại để hỗ trợ cho các công ty nội địa.
Tuy nhiên, các chuyên gia Mỹ cho rằng các tin tặc Trung Quốc vẫn đang tiếp tục nhắm mục tiêu vào các công ty Mỹ.
Bắc Kinh đã cam kết sẽ nới lỏng các ngành sản xuất và dịch vụ sau khi các nhà quản lý Trung Quốc chỉ ra một danh sách tiêu cực bao gồm các ngành công nghiệp bị hạn chế và bị cấm đối với các nhà đầu tư nước ngoài trong tháng 3 vừa qua.
Các cuộc vận động hành lang trong lĩnh vực kinh doanh Mỹ cho thấy danh sách tiêu cực của Trung Quốc là quá rộng và phải được cắt giảm.
Các cuộc đàm phán về danh sách này, một phần trong một hiệp ước đầu tư mới được gọi là hiệp ước đầu tư song phương (BIT), đã tạo áp lực lên các mối quan hệ thương mại.
Đoàn đại biểu Trung Quốc tại các cuộc đàm phán được dẫn đầu bởi Phó thủ tướng Trung Quốc Uông Dương. Nhận định về vấn đề hiện vẫn còn đang căng thẳng giữa hai bên, ông Dương chỉ ra những khác biệt giữa hai quốc gia và mong muốn biến ý chí chính trị và kỳ vọng chung thành những kết quả hợp tác cụ thể.
Tuyết Nhung (Theo Reuters)

Bài liên quan
Người gốc Trung Quốc thống trị top 100 bộ óc AI hàng đầu dù Mỹ có số nhân tài lớn nhất
Một nghiên cứu trên gần 200.000 nhà nghiên cứu và 100.000 bài báo có tầm ảnh hưởng cao đã tiết lộ rằng phần lớn trong top 100 bộ óc hàng đầu thế giới trong lĩnh vực trí tuệ nhân tạo (AI) là người gốc Trung Quốc.

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Vỏ sầu riêng - 'mỏ vàng' chưa được quan tâm đúng mức
3 giờ trước Bảo vệ môi trường
Theo thông tin từ Bộ Nông nghiệp và Môi trường, tính đến năm 2023, cả nước có khoảng 150.000ha trồng sầu riêng, trong đó, diện tích cho thu hoạch khoảng 76.000ha, và sản lượng đạt gần 1,2 triệu tấn. Với sản lượng này, mỗi năm sầu riêng Việt Nam có khả năng thải ra môi trường hơn 800.000 tấn vỏ. Vỏ sầu riêng vừa là rác thải gây hại cho môi trường nhưng cũng là "mỏ vàng" nếu được quan tâm đúng mức.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Mỹ đòi TQ phải xử lý kiên quyết tình trạng ăn cắp bí mật thương mại