Nhật Bản và Trung Quốc đang có bất đồng gay gắt trên biển Hoa Đông, đặc biệt là vấn đề chủ quyền quanh quần đảo Senkaku mà Nhật đang kiểm soát. Những vụ va chạm tàu giữa hai bên trong quá khứ khiến Nhật luôn lo lắng. Nhưng gần đây, Nhật lo lắng hơn khi tàu hai bên... ít va chạm.

Trung Quốc tập trung tàu 'chấp pháp' từ biển Hoa Đông xuống biển Đông

Một Thế Giới | 25/08/2014, 17:10

Nhật Bản và Trung Quốc đang có bất đồng gay gắt trên biển Hoa Đông, đặc biệt là vấn đề chủ quyền quanh quần đảo Senkaku mà Nhật đang kiểm soát. Những vụ va chạm tàu giữa hai bên trong quá khứ khiến Nhật luôn lo lắng. Nhưng gần đây, Nhật lo lắng hơn khi tàu hai bên... ít va chạm.

Chính phủ Nhật cho rằng Bắc Kinh có thể đã quyết định chuyển chiến thuật trong vấn đề tranh chấp ở biển Hoa đông. 
Thay vì duy trì lập trường cứng rắn, thái độ quyết đoán, Trung Quốc có thể chuyển sang chiến thuật dài hơi và tránh đụng độ thô bạo. Nhật cho rằng việc này có thể nhằm để Nhật mất cảnh giác rồi cắt giảm lực lượng bảo vệ bờ biển.
Tokyo đã ghi nhận việc sụt giảm tần suất xuất hiện của tàu hải giám Trung Quốc trong vùng biển tranh chấp xung quanh quần đảo Senkaku. 
Theo hãng tin Nhật Nikkei, số lần tàu Trung Quốc đi vào khu vực trong 6 tháng đầu năm giảm còn khoảng 40, tương đương 6,6 lần mỗi tháng. Lượng thời gian họ ở lại trong khu vực này cũng giảm từ hơn 4 tiếng trước đó còn khoảng 2-3 tiếng.

Có tin cho rằng Bắc Kinh đã ra lệnh cho tàu của mình tránh đối đầu với tàu Nhật. Đây là điều trái ngược hoàn toàn với năm ngoái, khi tàu Trung Quốc tìm cách bắt tàu cá Nhật, thậm chí chặn tàu tuần tra Nhật.

Nhưng có một phân tích khác cho rằng Trung Quốc thay đổi chiến thuật là do gia tăng căng thẳng ở biển Đông gần đây. Trước nhu cầu đột biến tàu hải giám, hải cảnh ở biển Đông do tình hình phức tạp tại đây trong thời gian qua, Trung Quốc buộc phải chuyển một số lượng tàu từ biển Hoa Đông xuống biển Đông.

Ngoài ra, Trung Quốc còn đang chơi trò làm "nạn nhân" trong các tranh chấp với Nhật. Theo Bộ Quốc phòng Trung Quốc, nhiều máy bay của Nhật Bản đã vào vùng nhận diện phòng không (ADIZ) trên biển Hoa Đông được Trung Quốc thành lập cuối năm 2013. 
Không quân Trung Quốc tố cáo 2 máy bay F-15 của Nhật đã hung hăng lao đến gần máy bay Trung Quốc 2 lần hồi đầu tháng.

Có thể thấy trong tranh chấp lãnh hải, khi Trung Quốc thấy không bắt nạt được Nhật ở biển Hoa Đông thì họ đang tìm cách tập trung "cơ bắp" tại biển Đông.

Anh Tú (theo WCT)

Bài liên quan
Bloomberg: Foxconn rút hơn 300 nhân viên Trung Quốc khỏi Ấn Độ, dây chuyền lắp ráp iPhone 17 bị ảnh hưởng
Foxconn đã yêu cầu hàng trăm kỹ sư và kỹ thuật viên Trung Quốc trở về nước từ các nhà máy iPhone ở Ấn Độ, giáng một đòn mạnh vào nỗ lực thúc đẩy sản xuất của Apple tại quốc gia Nam Á này, trang Bloomberg đưa tin.

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Nhiều chính sách ưu đãi trong hợp tác công tư phát triển khoa học, công nghệ
3 giờ trước Nhịp đập khoa học
Chính phủ đã ban hành Nghị định 180/2025/NĐ-CP về cơ chế, chính sách hợp tác công tư trong lĩnh vực phát triển khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo (KH-CN, ĐMST) và chuyển đổi số.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Trung Quốc tập trung tàu 'chấp pháp' từ biển Hoa Đông xuống biển Đông