Năm 2017, những hệ thống tên lửa S-500 đầu tiên sẽ được biên chế vào quân đội Nga, đây là hệ thống phòng thủ tên lửa đạn đạo tầm xa hiện đại nhất của Nga tương tự như chương trình Hệ thống Tầm cao Giai Đoạn cuối (THAAD) của Mỹ.

Năm 2017, Nga có hệ thống phòng thủ tên lửa đạn đạo tầm xa mới

Một Thế Giới | 26/01/2015, 05:36

Năm 2017, những hệ thống tên lửa S-500 đầu tiên sẽ được biên chế vào quân đội Nga, đây là hệ thống phòng thủ tên lửa đạn đạo tầm xa hiện đại nhất của Nga tương tự như chương trình Hệ thống Tầm cao Giai Đoạn cuối (THAAD) của Mỹ.

Thay vì nâng cấp từ S-400, S-500 là một phiên bản đặc biệt chuyên dùng để đánh chặn các tên lửa đạn đạo tầm xa, nó có thể đánh chặn một mục tiêu đang bay cao 200 Km.

S-500 có khả năng ngăn chặn các phương tiện bay siêu thanh kiểu mới như phương tiện bay siêu thanh Waverider (Mỹ đang thử nghiệm), bắn hạ vệ tinh đối phương hoặc các loại vũ khí triển khai ở quỹ đạo thấp.

S-500 sẽ được sử dụng để ngăn chặn các mục tiêu trên không, tên lửa phòng thủ bảo vệ các địa điểm chiến lược, khu vực địa lý rộng, cơ sở công nghiệp quan trọng...

Liên quan tới quá trình phát triển S-500, cuối tháng 2.2014, Lãnh đạo Ủy ban Phòng không - Vũ trụ Nga ông Igor Ashurbeyli cho biết, Nga đang phát triển và hoàn thiện đạn tên lửa đánh chặn dành cho tổ hợp S-500.

Theo các thông tin sơ bộ, S-500 có khả năng khai hỏa cùng lúc vào 10 mục tiêu trên không, trong đó có cả mục tiêu là tên lửa hành trình siêu thanh có tốc độ bay đạt 7km/giây.

Tổ hợp tên lửa phòng không mới của Nga được trang bị hệ thống ra-đa cảnh giới công suất cực mạnh có thể phát hiện ra mục tiêu ở khoảng cách 800-900km.

Nhiều khả năng, S-500 sẽ là một thành phần của hệ thống lá chắn tên lửa phòng thủ Moscow, gồm A-135 Amur và tương lai là A-235 Samaliot-M.

Bộ Quốc phòng Nga dự kiến sẽ biên chế 10 tiểu đoàn S-500. Mỗi hệ thống S-500 được cấu thành từ các đơn nguyên riêng rẽ: radar cảnh giới tầm xa, ra đa dẫn bắn, xe điều khiển trung tâm, các xe chở, nạp đạn…

Các tổ hợp tên lửa phòng không tiên tiến này sẽ triển khai trên các xe di động, với các bệ phóng đặt trên xe vận tải hạng nặng bánh lốp 10x10.

Phương pháp tổ chức này dựa trên cơ sở chiến thuật “trang bị phân tán, hỏa lực tập trung”, trong tác chiến nếu một đơn nguyên nào bị thiệt hại thì sẽ nhanh chóng được bổ sung, thay thế, khôi phục ngay lập tức sức mạnh chiến đấu của cả tổ hợp.

>> Miền đông không dại về Ukraine để è cổ trả nợ thay Kiev
>> NATO vòi tiền Đức sau khi cuộc họp với Nga đổ vỡ
>> Tham mưu trưởng Mỹ sang Bỉ chỉ đạo NATO lo chống Nga
>> Phương Tây không giúp Ukraine trả nợ Nga vì sợ mất tiền
Thiên Hà (theo RT)
Bài liên quan
Iran dùng loại tên lửa gì để tấn công căn cứ quân sự Mỹ ở Trung Đông?
Iran đã thực hiện một cuộc tấn công tên lửa nhằm vào căn cứ không quân Al Udeid của Mỹ tại Qatar vào cuối ngày 23.6 (giờ Việt Nam), sử dụng tên lửa đạn đạo tầm ngắn và tầm trung, theo các nguồn tin quốc phòng Mỹ.

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Tổng Bí thư Tô Lâm điện đàm với Tổng thống Trump: Mỹ sẽ giảm đáng kể thuế đối ứng cho hàng Việt Nam
11 giờ trước Sự kiện
Lúc 20 giờ ngày 2.7.2025 (giờ Việt Nam), Tổng Bí thư Tô Lâm đã có cuộc điện đàm với Tổng thống Mỹ Donald Trump về quan hệ Việt Nam - Mỹ và đàm phán về thuế đối ứng giữa hai nước.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Năm 2017, Nga có hệ thống phòng thủ tên lửa đạn đạo tầm xa mới