Cục Thể dục Thể thao (TDTT), Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch bắt tay cùng Dreamax đưa AI và Big Data vào huấn luyện 4 môn thể thao gồm: bắn súng, bắn cung, taekwondo và boxing.
Thể thao

Thể thao Việt Nam dùng AI cho mục tiêu vươn tầm châu lục

Lam Thanh 04/07/2025 13:03

Cục Thể dục Thể thao (TDTT), Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch bắt tay cùng Dreamax đưa AI và Big Data vào huấn luyện 4 môn thể thao gồm: bắn súng, bắn cung, taekwondo và boxing.

Trong khuôn khổ chiến lược chuyển đổi số ngành thể thao, Cục TDTT (Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch) vừa ký thỏa thuận hợp tác với Công ty cổ phần Công nghệ Dreamax nhằm triển khai nền tảng trí tuệ nhân tạo (AI) và dữ liệu lớn (Big Data) phục vụ quản lý, huấn luyện và thi đấu các môn bắn súng, bắn cung, taekwondo và boxing.

Đây là bước đi then chốt giúp thể thao Việt Nam rút ngắn khoảng cách trình độ với khu vực và thế giới, đồng thời hiện thực hóa Nghị quyết 57-NQ/TW về đột phá phát triển khoa học-công nghệ và chuyển đổi số quốc gia.

anh-man-hinh-2025-07-04-luc-11.13.18.png
Ông Nguyễn Danh Hoàng Việt - Cục trưởng Cục TDTT (trái) và ông Tô Hoàng Anh - CEO công ty Dreamax

Ba trụ cột công nghệ của dự án hợp tác này bao gồm:

- Số hóa dữ liệu vận động viên (xây dựng hồ sơ sức khỏe, thành tích, tải lượng tập luyện; hỗ trợ ra quyết định đầu tư, sàng lọc tài năng.

- Ứng dụng AI trong huấn luyện (phân tích kỹ thuật như đường bắn, độ trụ, ra đòn; mô phỏng thi đấu, cảnh báo chấn thương; tối ưu giáo án, giảm chấn thương, nâng cao thành tích).

- Nền tảng truyền thông và kinh tế thể thao (phát sóng đa nền tảng, vé điện tử, trải nghiệm AR/VR; tăng tương tác cổ động viên, mở rộng nguồn thu cho môn thể thao).

Lộ trình triển khai dự án bắt đầu với giai đoạn thí điểm tại Trung tâm Huấn luyện thể thao quốc gia Nhổn từ quý 4/2025.

Sau đó, bộ chuẩn dữ liệu sẽ được hoàn thiện và đánh giá hiệu quả sau 12 tháng; mở rộng sang các trung tâm huấn luyện khác giai đoạn 2026 - 2027. Cuối cùng, sẽ tiến hành tích hợp hệ sinh thái truyền thông số và thương mại hóa dữ liệu người hâm mộ từ 2027 trở đi.

z6770164204422_3632b5156d5005c2168e4e4efddd9e27.jpg
Ông Nguyễn Danh Hoàng Việt, Cục trưởng Cục TDTT phát biểu

Ông Nguyễn Danh Hoàng Việt, Cục trưởng Cục TDTT, nhận định: “Chuyển đổi số là xu thế tất yếu. Việc hợp tác với Dreamax sẽ tạo nền tảng khoa học cho kế hoạch nâng cao thành tích lâu dài”.

Ông Tô Hoàng Anh, CEO công ty Dreamax, khẳng định: “Giải pháp của chúng tôi không chỉ là phần mềm mà còn là công cụ chiến lược giúp thể thao Việt Nam hội nhập chuẩn quốc tế”.

Vào tháng 6.2025, khi làm việc về dự án này, Thứ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch bắt Hoàng Đạo Cương nhấn mạnh yêu cầu bảo mật và đánh giá hiệu quả hằng năm, coi đây là bước ngoặt để chuẩn bị lực lượng cho SEA Games 33.

anh-man-hinh-2025-07-04-luc-11.20.31.png
Ông Tô Hoàng Anh, CEO Công ty Dreamax phát biểu

Dự án này được thúc đẩy bởi nhu cầu về một kho dữ liệu chuẩn cho phép so sánh thông số VĐV Việt Nam với chuẩn quốc tế, từ đó điều chỉnh kỹ thuật kịp thời.

Việc ứng dụng AI hỗ trợ phân tích thời gian thực giúp HLV đưa ra quyết định chiến thuật ngay trong trận đấu. Ngoài ra, ngành thể thao còn đang cần xây dựng nền tảng digital giúp đa dạng hóa nguồn thu thông qua nội dung số và vé điện tử.

Tuy nhiên, việc triển khai sẽ còn gặp một số thách thức đáng kể, gồm: Vấn đề bảo mật dữ liệu cá nhân VĐV; đòi hỏi đào tạo lại HLV để khai thác số liệu và thiết lập quy trình ra quyết định dựa trên dữ liệu; hạ tầng đường truyền ở một số trung tâm chưa đồng bộ, cần đầu tư bổ sung.

Nếu thí điểm thành công, mô hình AI & Big Data của Dreamax - Cục TDTT sẽ được nhân rộng sang các môn thế mạnh khác như điền kinh, bơi lội. Ngành thể thao cũng sẽ xây dựng được dữ liệu lớn về thể thao, phục vụ nghiên cứu khoa học, y sinh thể thao; tăng sức hấp dẫn của các giải thể thao trong nước nhờ tương tác AR/VR, thu hút tài trợ mới.

Sự hợp tác giữa Dreamax và Cục TDTT được đánh giá không chỉ là một hợp đồng công nghệ mà còn là đòn bẩy chiến lược đưa thể thao Việt Nam vào quỹ đạo quản trị hiện đại dựa trên dữ liệu. Việc số hóa toàn diện, kết hợp AI và Big Data, hứa hẹn tăng tốc thành tích, giảm chấn thương, mở ra mô hình kinh tế thể thao số bền vững, góp phần hiện thực hóa mục tiêu vươn tầm châu lục trước thềm SEA Games 33 và ASIAD 2026.

Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
GS-TS Nguyễn Trường Thịnh: Nhân lực công nghệ nội địa là chìa khóa của "Make in Vietnam"
3 phút trước Nhịp đập khoa học
Để thực hiện chiến lược "Make in Vietnam", nhân lực công nghệ trong nước có vai trò đặc biệt quan trọng và cần giải pháp để lực lượng này không chỉ là người thực thi, mà còn là người sáng tạo, dẫn dắt công nghệ.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Thể thao Việt Nam dùng AI cho mục tiêu vươn tầm châu lục