Thay vì chỉ kê đơn thuốc tối đa 30 ngày cho bệnh nhân điều trị ngoại trú như trước đây (bệnh nhân phải mất thời gian tái khám), từ ngày 1.7, bác sĩ được kê đơn thuốc ngoại trú cho bệnh nhân lên đến 90 ngày với hơn 250 bệnh.
Thông tin Y học

Có gì mới khi bác sĩ kê đơn thuốc ngoại trú cho bệnh nhân từ ngày 1.7?

Bình Thuận 16:42 02/07/2025

Thay vì chỉ kê đơn thuốc tối đa 30 ngày cho bệnh nhân điều trị ngoại trú như trước đây (bệnh nhân phải mất thời gian tái khám), từ ngày 1.7, bác sĩ được kê đơn thuốc ngoại trú cho bệnh nhân lên đến 90 ngày với hơn 250 bệnh.

Theo Bộ Y tế, Thông tư 26/2025/TT-BYT có nhiều điểm mới quy định về đơn thuốc và việc kê đơn thuốc hóa dược, sinh phẩm trong điều trị ngoại trú tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh.

bac-si-ke-donthuoc-ngoai-tru-cho-benh-nhan-tu-ngay-17-co-gi-moi-hinh-anh.png
Ảnh minh họa

Cụ thể, điểm mới đáng chú ý của Thông tư 26/2025/TT-BYT là việc ban hành danh mục bệnh, nhóm bệnh được áp dụng kê đơn thuốc ngoại trú trên 30 ngày ngày gồm 252 bệnh, nhóm bệnh. Đối với bệnh thuộc danh mục này, người kê đơn thuốc quyết định số ngày sử dụng của mỗi thuốc trong đơn thuốc căn cứ vào tình trạng lâm sàng, mức độ ổn định của người bệnh để kê đơn thuốc với số ngày sử dụng của mỗi thuốc tối đa không quá 90 ngày.

Như vậy, trường hợp các tài liệu làm căn cứ kê đơn thuốc như tờ hướng dẫn sử dụng thuốc, hướng dẫn chẩn đoán và điều trị, dược thư quốc gia Việt Nam không có hướng dẫn về số ngày sử dụng thuốc, người kê đơn có căn cứ để quyết định kê đơn đến 90 ngày cho người bệnh phù hợp.

Ngoài ra, thông tư này còn bổ sung một số trường thông tin bắt buộc trong đơn thuốc. Cụ thể, thông tin về số định danh cá nhân hoặc số căn cước công dân/số hộ chiếu của người bệnh. Cập nhật kịp thời theo tinh thần về liên thông dữ liệu điện tử của công dân như công dân Việt Nam cung cấp số định danh cá nhân không cần kê khai các thông tin về giới tính, ngày sinh, địa chỉ thường trú; người kê đơn cần ghi rõ số lượng sử dụng mỗi lần và số lần sử dụng trong ngày, số ngày sử dụng thuốc trong đơn thuốc cho người bệnh.

Bộ Y tế cũng điều chỉnh quy định về trường hợp người bệnh đi khám nhiều chuyên khoa trong 1 lượt khám như: bệnh viện tự quyết định người kê đơn, bảo đảm người bệnh chỉ có 1 đơn thuốc, tính an toàn (không bị trùng lặp, tương tác thuốc) và hiệu quả, hợp lý của đơn thuốc.

Bỏ mẫu sổ khám bệnh tại thông tư, người bệnh đến khám bệnh tại cơ sở hoặc kết thúc điều trị nội trú được kê đơn vào đơn thuốc và quản lý bằng hồ sơ bệnh án phù hợp.

Cập nhật các quy định mới theo Luật Khám bệnh, chữa bệnh 2023 (như kê đơn thuốc phải tuân thủ quy định về chuyên môn kỹ thuật do Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành hoặc công nhận; sử dụng thuốc trong khám bệnh, chữa bệnh phải bảo đảm các nguyên tắc: chỉ định sử dụng thuốc khi thật sự cần thiết, đúng mục đích, an toàn, hợp lý và hiệu quả; kê đơn thuốc phải phù hợp với chẩn đoán bệnh, tình trạng bệnh của người bệnh) và Luật Dược sửa đổi, bổ sung năm 2024 (như quy định về xử lý thuốc gây nghiện, thuốc hướng thần, thuốc tiền chất đã bán, cấp cho người bệnh nhưng không sử dụng hết hoặc tử vong).

Bài liên quan
'Đơn thuốc trị khỏi COVID-19' được giới thiệu cho Phó tổng thống Mỹ
Trong buổi phỏng vấn với đài FOX News được phát trên mạng xã hội Mỹ, MC nổi tiếng Sean Hannity đã giới thiệu cho Phó tổng thống Mike Pence đơn thuốc của một bác sĩ gia đình được “quảng cáo” là trị khỏi hàng trăm người nhiễm COVID-19.

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Tổng Bí thư Tô Lâm: Tạo chuyển biến thực chất, đo lường được trong KH-CN, đổi mới sáng tạo
4 giờ trước Theo dòng thời sự
Tổng Bí thư Tô Lâm yêu cầu tạo ra những chuyển biến thực chất, mạnh mẽ, đo lường được trong phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia trong 6 tháng cuối năm và thời gian tiếp theo.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Có gì mới khi bác sĩ kê đơn thuốc ngoại trú cho bệnh nhân từ ngày 1.7?